>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
15/01/2019
Hội Nông dân thành phố Sóc Trăng tổng kết năm 2018, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
10/01/2019
Thời điểm này, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên khẩn trương xuống giống và chăm sóc rau, màu để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Đối với các loại màu có thời gian sinh trưởng dài ngày như dưa hấu, cà chua, bắp cải, bông cải bà con đã xuống giống hơn tháng nay.
09/01/2019
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 19 quốc gia xảy ra dịch bệnh với hơn 1 triệu con heo bị tiêu hủy. Tại Việt Nam, dù chưa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm là rất cao do một số ổ dịch đã xảy ra tại các tỉnh của Trung Quốc, đáng chú ý là tại tỉnh Vân Nam, chỉ cách biên giới Việt Nam hơn 150 km. Điều này đòi hỏi các địa phương cần có những biện pháp chủ động để ngăn chặn quyết liệt, hiệu quả sự lây lan của bệnh dịch này.
05/01/2019
Hiện nay, nông dân trong vùng Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (gọi tắt là VnSAT-ST) đã xây dựng và phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên quy mô cánh đồng lớn. Cách làm này đã góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo đó, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nông hộ.
04/01/2019
Theo thống kê của đơn vị chuyên ngành thì đến trưa ngày 3/1/2019, Vĩnh Châu có 2.120 ha diện tích màu bị ngập úng. Nhiều nhất là ở xã Vĩnh Hải 1.194 ha, Phường 2 có 550 ha, xã Lạc Hòa là 376 ha. Có 626 ha ngập úng nhiều ngày không có khả năng khắc phục được. Diện tích còn lại là 1.494 ha, bà con tiếp tục tháo nước ra để bảo vệ hoa màu.
04/01/2019
Ở Sóc Trăng, bão số 1 năm 2019 gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, chẳng những ảnh hường đến đời sống sinh hoạt của mọi người mà còn làm thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có trên 7.228 ha lúa ở giai đoạn chín đến giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã do mưa bão, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Châu Thành. Trong đó có hơn 1.920 ha đổ ngã trên 30%, 5.130 ha bị đỗ ngã từ 30% đến 70% và hơn 173 ha bị đỗ ngã trên 70%.
03/01/2019
Trong mấy ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 1 đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới diện tích mới xuống giống của bà con nông dân ở thị xã Ngã Năm. Để tránh thiệt hại, bà con đã chủ động bơm tát để bảo vệ lúa, theo đó, chi phí cho vụ sản xuất lúa đông xuân 2018-2019 cũng tăng lên.
02/01/2019
Rau xanh được xem là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Để có lượng rau phong phú về chủng loại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì trồng rau an toàn trong nhà lưới đang là xu thế tất yếu được nhiều nông dân hướng đến nhằm tăng thu nhập.
30/12/2018
Xã hội ngày nay phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Nhiều người quan tâm không chỉ về giá cả, chất lượng của những mặt hàng mình chọn lựa mà còn quan tâm đến vấn đề sức khỏe và môi trường. Trong đó, mặt hàng rau củ quả được người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng rất nhiều bởi nhiều loại được nhập lậu từ Trung Quốc thường có chất lượng kém, không an toàn, chứa nhiều hóa chất độc hại. Điều này làm người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là sản phẩm của ta và đâu là sản phẩm của Trung Quốc. Hãy tìm hiểu về cách nhận biết một số sản phẩm nông sản an toàn là mặt hàng rau củ quả được dùng phổ biến hiện nay!
28/12/2018
Sau 1 thời gian ổn định gần 20.000 đồng/kg, thì gần tháng nay giá ớt giảm mạnh chỉ còn 10.000 đồng, trong khi tiền thuê nhân công hái ớt chiếm 1 nửa so với giá bán hiện tại.
28/12/2018
Sáng ngày 27/12, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo đầu bờ kết quả mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên.
28/12/2018
Vụ lúa đông xuân 2018-2019 được xem là vụ sản xuất chính ở Ngã Năm, thời điểm này trà lúa đang trong giai đọan mạ đến đẻ nhánh.Trong mấy ngày qua, tình hình rầy nâu đã xuất hiện, cộng với hiện tượng mưa trái mùa nên bà con nông dân cùng chính quyền địa phương chủ động phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo cây lúa phát triển tốt ở đầu vụ.
26/12/2018
Gần cuối tháng 12/2018, nông dân Sóc Trăng đã xuống giống lúa đông xuân được 133.000 ha đạt 76% diện tích kế hoạch. Những ngày qua, thời tiết mưa nhiều đan xen với nắng yếu, tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh xuất hiện gây hại.
23/12/2018
Sóc Trăng hiện có 131 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp với hơn 8.700 thành viên, các HTX hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như: Canh tác lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản, hoa màu. Phần lớn các HTX này hoạt động chưa có trụ sở làm việc, thiếu vốn đầu tư, hàng hóa, thiết bị. Chỉ có số ít HTX kinh doanh vật tư nông nghiệp sinh lợi và một vài dịch vụ nông nghiệp mang tính thủ công, nhỏ lẻ… Trước những khó khăn đó, việc ban hành Quyết định 445 ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2016 - 2020 được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực đối với loại hình kinh tế tập thể.
23/12/2018
Năm nào cũng vậy, vào thời điểm bơm tát nước để xuống giống vụ lúa đông xuân thì ở thị xã Ngã Năm nhộn nhịp vào mùa thu họach cá đồng. Trung bình thời gian chỉ kéo dài khoảng trên hai tháng, nhưng từ trên đồng ruộng quê mình, nông dân cũng kiếm thêm một khoản thu nhập khá nên cứ vào mùa này, trên các cánh đồng thực hiện mô hình lua-cá cũng rộn ràng hơn.
19/12/2018
Trong tổng số gần 123.000ha lúa đông xuân 2018-2019 đã được xuống giống ở Sóc Trăng có gần 12.000ha bị nhiễm các loại sâu bệnh. So với tuần trước, tuần này, diện tích lúa bị nhiễm dịch hại tăng 4.500ha.
19/12/2018
Ngày 18/12, lãnh đạo Liên minh hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng cùng đoàn công tác vừa có buổi làm việc với Ban chỉ đạo đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể huyện Trần Đề.
19/12/2018
Năm 2018 trạm khuyến nông thị xã Vĩnh Châu đã triển khai 5 mô hình thuộc dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Kinh phí thực hiện các mô hình này trên 480 triệu đồng do tỉnh và thị xã đầu tư.
17/12/2018
Để đạt hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác, ngoài việc chịu khó, cần cù thì nông dân thị xã Ngã Năm còn biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điển hình là mô hình canh tác bằng cách tận dụng diện tích đê bao và mặt nước để trồng cây ăn trái, nuôi cá của anh Hứa Thanh Bình.
17/12/2018
Sau khi thu hoạch tôm xong, nhiều ao vuông ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên đã phủ màu xanh của lúa. Nhờ mô hình tôm - lúa kết hợp mà thu nhập của nông dân được bền vững, ổn định.
14/12/2018
Hiện Sóc Trăng đã xuống giống được 105.000 ha lúa đông xuân 2018-2019, đạt 60% diện tích kế hoạch. Lúa tập trung ở các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ chín. Trong tuần qua, toàn tỉnh có hơn 7.100 ha lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh, tăng 1.190 ha so với tuần trước.
03/12/2018
Được triển khai tại Sóc Trăng, Ban Quản lý Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (gọi tắt là VnSAT) đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu tiểu dự án hỗ trợ hạ tầng và thiết bị cho các hợp tác xã (HTX) và tổ chức nông dân tại các vùng Dự án của Dự án VnSAT.
22/11/2018
Tính đến nay, Sóc Trăng đã xuống giống trên 91.000 ha lúa đông xuân, đạt hơn 52 % kế hoạch. Lúa đang tập trung ở các giai đọan mạ, đẻ nhánh, làm đòng. Trong tuần qua, có 4.860 ha lúa bị nhiễm các loại dịch hại, tăng 53 ha so với tuần trước.
15/11/2018
Đến giữa tháng 11/2018, Sóc Trăng xuống giống được gần 84.000 ha lúa đông xuân 2018-2019, đạt 48% kế hoạch. Lúa đang ở giai đọan mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng, hiện có 4.800 ha lúa bị nhiễm các loại dịch hại, tăng 1.035 ha so với tuần trước.
08/11/2018
Hiện nay giá mía nguyên liệu được thương lái mua xô tại rẫy dao động từ 400 đến 500 đồng/1 ký, thấp hơn gần 400 đồng so với niên vụ trước, khiến nhiều bà con trồng mía lo lắng.
08/11/2018
Đến đầu tháng 11/2018, nông dân Sóc Trăng đã xuống giống được gần 70.000 ha/174.900 ha, lúa ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, và 1 phần đang làm đòng. Trong tuần qua, dịch hại lây nhiễm trên diện tích 3.780 ha, tăng gần 1.000 ha so với tuần trước, chủ yếu là sâu cuốn lá, bệnh đạo đạo ôn lá ở mức độ từ thấp đến trung bình.
07/11/2018
Để giảm chí phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh lúa gạo và định hướng lâu dài trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, Ban Quản lý dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững Sóc Trăng (VnSAT-ST) đã hỗ trợ người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, như: 3 giảm, 3 tăng (3G3T); 1 phải, 5 giảm (1P5G)… Các biện pháp này được nhiều nông dân ứng dụng và mang lại hiệu quả cao, tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
16/10/2018
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 650 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thủy sản phân bổ ở các huyện, thị xã, thành phố. Trên thị trường hiện nay, các mặt hàng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cùng với lực lượng thanh tra chuyên ngành đã tăng cường lãnh, chỉ đạo công tác kiểm tra việc kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực.
04/10/2018
Trạm Khuyến nông thành phố Sóc Trăng phối hợp Phòng Kinh tế, Hội Nông dân phường 3, phường 9 tổ chức Hội thảo mô hình trồng bắp luân canh gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn nông tham quan thực tế mô hình và chia sẻ kinh nghiệm để tiếp tục nhân rộng.
26/09/2018
So với các loại cây trồng khác thì cây có múi như cam, quýt, bưởi thường có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn thì nhiều hộ trồng cây có múi vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nhất là thời kỳ sau thu hoạch. Các kỹ sư nông nghiệp và nhà vườn có nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản cách “Chăm sóc cây có múi sau thu hoạch” để vườn cây sinh trưởng và cho trái tốt hơn.
20/09/2018
Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến khích nông dân chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây con khác để tăng thu nhập. Thực tế từ sản xuất cho thấy, sự chuyển dịch này đã cải thiện được thu nhập của nông hộ.
18/09/2018
Ban Quản lý dự án phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng đã chuyển giao bò cái giống lai sind, lai Brahman cho các hộ dân ở xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành và phường 2, thị xã Vĩnh Châu. Đây là 2 địa phương được dự án chọn làm điểm chuyển giao con giống để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình chăn nuôi bò chất lượng cao trong tỉnh thời gian tới.